1. MẬN, ĐÀO SA PA
Đi du lịch Sa Pa mùa hè, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc núi đồi, bản làng, du khách còn được thưởng thức no nê những trái ngọt đúng miền.Vào mùa mận, nếu du lịch Sa Pa bạn nên trải nghiệm một lần vào vườn hái và mua mận. Còn nếu mua ở ngoài, bạn nên mua của những người dân tộc bán dạo khu nhà thờ. Giá mận Sa Pa khoảng 40.000 đồng/1kg. Mận Hậu là mận ngon nhất Sapa.
Đào Sa Pa tuy nhìn không bắt mắt nhưng ăn có vị giòn ngọt và mùi thơm. Du lịch mùa hè ở Sa Pa, bạn cũng nên mua đào của người Mông và người Dao bán dọc đường gần nhà thờ Sa Pa với giá khoảng 30.000-40.000 đồng/1 giỏ khoảng 4kg.
2. NẤM HƯƠNG SA PA
Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương Sa Pa vị ngọt, mùi hương nhẹ. Vì vậy, đi du lịch Sa Pa mùa này, bạn nên chọn vài xâu nấm hương về để chế biến món ăn thết đãi cả nhà hoặc làm quà cho người thân. Nếu ở gần, bạn có thể mua nấm tươi của bà còn dân tộc để mang về. Nếu ở xa, bạn nên mang nấm khô để dễ bảo quản và vận chuyển trong tour du lịch. Giá khoảng 500-600.000 đồng/1kg.
Đặc biệt, nấm hương rừng Sa Pa cánh mỏng, màu sáng chứ không thẫm như nấm trồng và chân nấm nhỏ, rất dai, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng. Vì vậy, bạn nhớ chú ý để phân biệt với nấm trồng khi mua làm quà du lịch Sa Pa nhé. Cần chú ý để phân biệt nấm rừng và nấm trồng.
Nấm khô Sa Pa cánh mỏng, màu sáng chứ không thẫm như nấm trồng. Thông thường nấm vẫn được xâu theo dây bằng lạt tre, mang mùi thơm nhẹ rất đặc trưng của mùi nấm tự nhiên. Còn nấm trồng cánh dày màu sẫm và mùi không thơm nhiều bằng nấm hương rừng. Giá nấm hương rừng khoảng 300.000-400.000đ/kg. Nấm trồng thì rẻ hơn.
3. THỊT TRÂU GÁC BẾP
Một trong những đặc sản đặc biệt của Sa Pa chính là thịt trâu gác bếp. Thế nên, món quà du lịch Sa Pa đặc biệt cũng chính là món thịt trâu hun khói bằng cách gác trên bếp củi của đồng bào dân tộc. Thịt trâu gác bếp của đồng bào dân tộc là ngon nhất
Thịt trâu gác bếp được bày bán khá nhiều tại Sa Pa, giá khoảng 800.000-1.000.000 đồng/kg tùy chất lượng. Nhưng để mua được loại thịt trâu chất lượng của người H’Mông, bạn nên mua tại bản dân tộc trong lúc tham quan bản.
3. ĐỒ THỔ CẨM
Cũng giống như thịt trâu gác bếp, lời khuyên mà Mytour dành cho bạn trong việc mua đồ thổ cẩm, món quà không thể thiếu khi đi du lịch Sa Pa, là đến mua tại các bản làng dân tộc. Đồ thổ cẩm bày bán khắp Sapa
Đồ thổ cẩm bày bán ở khắp các điểm du lịch tại Sa Pa, nhưng nếu không chú ý, bạn sẽ mua phải hàng dệt hoặc hàng Trung Quốc. Với thổ cẩm của đồng bào dân tộc thì đường khâu hơi thô, màu sắc được pha trộn hài hòa, hơi tối chứ không rực rỡ và mượt mà như đồ dệt. Vì vậy, bạn xem xét kỹ trước khi mua một món thổ cẩm về làm quà cho chuyến du lịch mùa hè tại Sa Pa nhé.
4. RƯỢU DÂN TỘC
Có hai loại rượu nổi tiếng ở Sa Pa là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng đều do người dân tộc ủ từ những loại quả và men lá rừng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ. Rượu táo mèo rất thơm và vị ngọt chát đặc trưng của táo
Vì vậy, khi rời khỏi Sa Pa sau chuyến du lịch mùa hè, bạn đừng quên mua hai danh tửu này về làm quà. Bạn có thể mua được rượu táo mèo nguyên chất tại phiên chợ của người Mông, còn rượu Sán Lùng thì mua tại phiên chợ của người Dao đỏ. Đặc biệt, với rượu Sán Lùng, bạn có thể đến thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, để thưởng thức và mua được chai rượu hảo hạng
Rượu Sán Lùng sẽ là món quà du lịch SaPa tuyệt vời
5. TƯƠNG ỚT MƯỜNG KHƯƠNG
Tương ớt Mường Khương được chế biến từ loại ớt thóc đặc biệt kết hợp với tỏi, hạt thì là, hạt rau mùi, thảo quả, hạt dồi, quế, muối, rượu và nước theo một tỷ lệ gia truyền nên rất đặc biệt và nổi tiếng khắp nơi. Nếu đã đi du lịch Sa Pa mà không mang loại tương ớt này về làm quà thì thật là thiếu sót. Và bạn có thể mua tương ớt Mường Khương tại các cơ sở bán đặc sản ở Sa Pa với giá khoảng 35-40.000 đồng/chai.
6. Rau, cải
Ngoài ra bạn còn có thể mua rau su su vào mùa hè và rau cải mèo vào mùa đông. Tại Sa Pa, rau cải mèo được người dân xào cùng với thịt lợn hun khói. Đây là món ăn mang lại hương vị đặc trưng không thể quên nếu bạn đã thử một lần.
Đã đến du lịch Sapa, dứt khoát nên gọi món su su luộc chấm muối vừng. Miếng su su luộc có màu xanh non nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và phải ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn mất hết vị su su du lịch Sapa.
Rau du lịch Sapa nhiều loại, lại tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ sapa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.
Ảnh: Susu Sapa
Ảnh: Ngồng cải xào
Ảnh: Rau cải mèo
7. Thịt lợn cắp nách
Du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” – giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
8. Cá hồi
Phải kể đến cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở sapa. Trứng cá hồi nhập về từ Phần Lan và cá tầm nhập về từ Nga, ươm nở và nuôi thành cá thành phẩm (nặng khoảng 1,5 kg/con) trong những bể nhân tạo nơi có nguồn nước lạnh ngắt một đầu vào một đầu ra chảy liên tục. Khác với cá hồi, cá tầm nhập khẩu thường hơi béo, cá nước lạnh nuôi ở sapa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lạnh sapa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn cũng các loại rau tươi roi rói, thực khách không nhớ suốt đời mới là chuyện lạ.
Ảnh: Lẩu cá hồi Sapa
9. Thuốc nam, thuốc lá
Là người sành thuốc, đến với sapa, bạn hãy vào chợ mua các loại thuốc Nam, Bắc mang về làm quà cho người có tuổi hoặc người già. Vào chợ, bạn có thể mua các loại thuốc lẻ vị hoặc đã được chủ hàng gói sẵn thành từng thang đủ vị, đủ loại. Nào những cam thảo, bạch truật, ngũ gia bì, hạt sen, tâm sen, tam thất, đương quy, xuyên khung, bát mộc hương, đỗ trọng… Chủng loại cây, cỏ ở sapa rất phong phú và hầu hết là đầu vị, từ lâu đã nổi tiếng bởi những loài cây cỏ đó chỉ thích hợp với vùng khí hậu này.
Sơn trà ngâm đường kính đúng công thức vừa bổ, vừa làm thuốc bệnh.
Mật ong rừng có nhiều đặc dụng, nhưng tốt nhất là đối với người già ho hen, trẻ em còi cọc.
Rễ cây hoàng liên có hàm lượng tetracilin cao chữa các bệnh phủ lục ngũ tạng, kể cả bệnh đau mắt, bệnh ngoài da.
Nấm linh chi có bạch linh chi và hắc linh chi tán bột pha trà uống hàng ngày sẽ điều hoà huyết áp, chữa bệnh tim mạch, thậm chí ngăn ngừa bệnh ung thư.
10. Hàng nướng
Từ những mẹt hàng ngô, khoai, sắn nướng nằm rải rác trên đường, trong thời gian ngắn, hàng loạt những quầy hàng được mọc lên. Chẳng biết phố nướng được hình thành có phải do nhu cầu, sở thích của du khách trong những đêm se lạnh.
Hàng chục quầy hàng bán thịt chen cùng ngô, khoai, sắn, chỉ cần một cái thúng và một cái bếp than, vài ba cái ghế nhựa con là đã có nơi thưởng thức món ăn nướng. Còn nữa, trứng gà, vịt nướng, lòng mề lợn cũng thành món nướng. Chim nướng, gà nướng, bánh dày nướng, đậu phụ nhự nướng… Có tới hàng trăm món nướng mà trong vòng một tuần ở đây cũng chưa thưởng thức hết được.
Thông thường ở dưới xuôi, mọi người chỉ quen ăn trứng luộc rán, ốp la chứ ít ăn trứng nướng. Quả trứng nướng có hương vị thơm bùi của lòng đỏ, cũng rất lạ khẩu vị. Trứng nướng được do tài nghệ của người bán hàng, bởi nếu không biết cách nướng, quả trứng sẽ vỡ ra. Những bắp ngô sapa nhỏ nhưng mềm ngọt, dẻo cũng được đưa lên làm đồ nướng.
Khói của các món đồ ăn bốc lên quyện với làn sương càng làm cho không gian ban đêm huyền ảo dọc cả dãy phố. Càng khuya, phố nướng càng đông khách. Tây có, ta có, không ít đồng bào dân tộc thiểu số cũng sà vào ăn.
.